Hướng dẫn cách chăm sóc hồng cổ tốt nhất

369

Cách chăm sóc hồng cổ như thế nào? Hoa hồng cổ là gì? Loài hoa hồng không còn la xạ gì đối với những người chơi hoa, yêu thích cái đẹp, vẻ đẹp của hoa hồng cổ mang đến nhiều giá trị khác nhau. 

Hoa hồng cổ là gì?

Hoa hồng một loài hoa mang biểu tượng của tình yêu và hạnh phúc, lòng chung thuỷ, khao khát vươn tới cái đẹp. Hoa hồng được trồng với đa dạng màu sắc, mùi thơm nhẹ, có hoa nở quanh năm, hoa hồng dùng để trang trí cắm bình, cắm lọ, trồng chậu, trang trí trước và xung quanh nhà đều rất hợp mắt.

Hoa hồng cổ là loài hoa mang vẻ đẹp truyền thống nét đẹp cổ xưa của ông cha ta. Đặc biệt, hoa đồng cổ thích nghi tốt được với khí hậu nước ta, chúng phát triển mạnh mẽ.

Cây hoa hồng cổ có sức sống tốt, kháng bệnh, phát triển tốt đẹp không thua kém gì loài hoa hồng ngoại. Đặc biệt, lá xanh quanh năm, hương rất thơm. Là loài hoa ưa ánh sáng và thoáng gió.

Hồng cổ được chia làm hai loại, loại bản địa (hồng Đào, hồng bạch cổ, hồng quế,…) Hoa hồng ngoại từ Anh, Pháp được du nhập vào Việt Nam từ rất lâu rồi. Hồng cổ Sapa, hồng cổ Hải Phòng hay hồng cổ Bạch Trà… là những giống hồng cổ có hương thơm và màu sắc cực kỳ quyến rũ..

 

Hồng cổ Sapa
Hồng cổ Sapa

Sự khác biệt giữa hoa hồng cổ và hoa hồng ngoại

Hoa hồng cổ và hoa hồng ngoại mang vẻ đẹp riêng biệt, đối với người yêu thích hoa lá hay am hiểu về các loại hoa hồng sẽ chú ý đến những điểm khác biệt dưới đây để phân biệt được hoa hồng cổ và hoa hồng ngoại.

Hoa hồng ngoại Hoa hồng cổ
Hoa hồng ngoại có nhiều đặc điểm khác so với hoa hồng cổ như: có nhiều lá ở gốc cây, mỗi mùa cây chỉ nở 1 lần, hoa hồng ngoại chịu lạnh tốt và chống được bệnh tốt.

Hoa hồng ngoại có mùi thơm nồng nàn. Cánh hoa được xếp với nhau tạo thành bông hoa hình cốc, cánh hoa dày hơn. Đường kính hoa nằm trong khoảng từ 6cm – 12cm, thông thường bông hoa hồng ngoại thường to hơn hoa hồng cổ.

Hoa hồng ngoại thường có ít hoa, bông hoa nở rộ sau 1 đến 2 ngày, trồng cây hoa hồng ngoại khó và chăm sóc kỳ công hơn rất nhiều. Đặc biệt vì là loài hoa du nhập từ nước ngoài về nên hoa hồng ngoại khá kén đất và thời tiết.

Giá thành của hoa hồng ngoại đắt hơn nhiều so với hoa hồng cổ.

Hoa hồng cổ thường có ít lá ở gốc cây, cây hoa nở rộ quanh năm.Tuy nhiên, cây hoa hồng cổ chịu lạnh và chịu bệnh kém hơn so với loài hoa hồng ngoại.

Hoa hồng cổ có hương thơm nhẹ nhàng. Những bông hoa xếp với nhau tỏa ra từ phần trung tâm, hình dáng bông hoa hơi nhọn, cánh hoa mỏng manh hơn.

Đường kính hoa nằm trong khoảng từ 4cm – 6cm, kích thước hoa nhỏ hơn nhiều so với hoa hồng ngoại.

Nếu biết cách chăm sóc hồng cổ đúng sẽ cho ra nhiều hoa, hoa nở hết sau 3-5 ngày, cây dễ trồng và chăm sóc dễ dàng hơn. Hoa hồng cổ không kén thời tiết, đất đai nên thích hợp với thời tiết khí hậu của nước ta.

Đặc biệt, giá thành của hoa hồng cổ cũng rẻ hơn nhiều so với hồng ngoại nên được nhiều gia đình bình dân lựa chọn trồng ngắm cảnh.

 

 

Hoa hồng ngoại
Hoa hồng ngoại

 

Kỹ thuật chăm sóc cây hoa hồng

Thưởng thức hoa hồng cổ thôi là chưa đủ, để chơi hoa được lâu, bền, cây hoa hồng cổ phát triển tốt thì cách chăm sóc hồng cổ cũng có những tiêu chuẩn riêng.

Tưới nước đúng cách

Bất kể trồng cây gì thì muốn cây phát triển tốt đều phải có quy chuẩn tưới nước đúng cách. Đặc biệt, cách chăm sóc hồng cổ đúng cách sẽ giúp hoa nở đẹp, thân cây phát triển khoẻ mạnh, phần tất yếu phụ thuộc nhiều vào việc tưới nước đúng cách.

Nhiệt độ của nước tưới cho hoa hồng cổ rất quan trọng, sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển của cây hoa. Nhiệt độ nước lý tưởng nhất để tưới hoa hồng là từ 25 đến 30 độ C. Nếu hoa hồng được trồng vào mùa xuân thì hãy tưới nước vào buổi trưa. Còn hoa hồng cổ trồng vào mùa hè thì có thể tưới cây khi chiều tối để tránh nước bị đọng.

Nước dùng để tưới hoa hồng cổ không bị nhiễm kim loại. Tốt nhất nên sử dụng nước mưa để tưới cho hoa hồng đảm bảo sự phát triển tốt nhất. Ngoài ra có thể tưới nước sông hoặc nước ao cho hoa hồng.

Tưới hoa hồng ngày 2 lần vào buổi sáng và buổi chiều. Vào buổi sáng nên tưới từ 8-9h, buổi chiều từ 16h-17h. Có thể dùng bình vòi hoa sen có tia nhỏ để tưới ẩm cho hoa hồng. Lưu ý không nên tưới hoa hồng vào buổi trưa nắng gắt.

Hoa hồng con mới trồng thì lượng nước tưới không cần nhiều, còn đối với hoa hồng đã trưởng thành, trong thời điểm mới ra hoa và tán rộng nên tưới nước thường xuyên hàng ngày để đảm bảo cho cây phát triển tốt.

Tuy nhiên, việc tưới nước cho cây hoa hồng còn phụ thuộc vào cây trồng ở bồn, chậu hay dưới đất, kết cấu của từng loại đất trồng để có nhu cầu tưới nước cho cây được khoa học.

Bón phân

Bón phân sau khi trồng cây từ 3-5 ngày để giúp cây phát triển bộ rễ tốt, hoa ra có màu sắc sặc sỡ. Lưu ý không tưới phân lên hoa sẽ làm hoa nhanh úa tàn, màu sắc hoa không được tươi.

Sau 10 đến 15 ngày khi rễ cây đã phát triển tốt, lá non được đâm chồi là lúc bổ sung phân hạt bón xung quanh an toàn. Tránh làm ảnh hưởng đến rễ cây hoa hồng và phân không bón gần gốc cây. Sau đó tưới lại nước giúp cây hấp thụ chất dinh dưỡng tốt hơn.

Định kỳ bóng hàng tháng 1 lần phun bón lá và 1 lần bón gốc xe kẽ nhau.

Bấm ngọn cây và chăm sóc tỉa cây thường xuyên

Nên thường xuyên cắt bỏ lá hoa hư đối với những bông hoa đã nở. Muốn cây nở nhiều hoa và tươi tốt nên bấm ngọn cho cây vào thời gian cân tăng trưởng, khi đó cây sẽ hấp thu được các dưỡng chất từ phân bón và nước để sinh sôi và chồi nhiều mầm, nhiều nhánh cây hoa hồng cổ khác nhau.

Đồng thời, nên tỉa bớt những cành già, những lá úa mọc dưới gốc cây để tránh mầm bệnh sinh sôi làm ảnh hưởng đến sự phát triển của cây.

Chăm sóc tỉa cây
Chăm sóc tỉa cây

Phòng ngừa sâu bệnh và trị bệnh cho cây

Cây hoa hồng muốn phát triển tươi tốt thì cần tưới đủ nước để lá quang hợp, nếu để cây quá khô trong 1 thời gian dễ xuất hiện nhện đỏ hút chích làm cho cây bị suy yếu dần. 

Nếu trồng hoa hồng cổ trên diện tích ruộng lớn thì chỉ cần một vài cây bị nhiễm mầm bệnh có thể ảnh hưởng lan rộng ra các ô hoa bên cạnh. Khi đó, cần có sự can thiệp của thuốc bảo vệ thực vật và các hợp chất khác để phòng ngừa sâu bệnh.

Một số bệnh phổ biến ở hồng cổ thường gặp phải như: bệnh phấn trắng là những vết bệnh dạng bột phấn màu trắng xám, xuất hiện trên những lá non, các lá bánh tẻ và cổ bông. Bệnh này phát triển mạnh và nhanh làm lá bị biến dạng, thân khô, nụ ít hoa và thậm chí là chết cây, có thể dùng thuốc.

Bệnh đốm đen: là những vết hình tròn, bất định, ở giữa màu xám nhạt, xung quanh là màu đen. Bệnh này thường xuất hiện và phá hoại trên lá bánh tẻ, vết bệnh xuất hiện ở cả 2 mặt lá, làm lá vàng, rụng nhiều.

Bệnh gỉ sắt: Loại bệnh này hình thành dưới mặt lá, làm lá cháy khô, dễ bị rụng, cây hoa nhỏ, còi cọc, kém phát triển.

 

Bệnh đốm đen
Bệnh đốm đen

Một số lưu ý khi chăm sóc hoa hồng

Đầu tiên người trồng hoa hồng phải xác định hoa hồng cổ không phải dễ chăm sóc, cần nâng niu vô cùng, dành nhiều tâm tư và sự yêu mến dành cho hoa hồng cổ.

Giống hoa hồng cổ tốt góp đến hơn 50% độ thành công của việc trồng hoa. Lưu ý trồng hoa hồng đón hướng nắng, hướng gió, không gian, và nước tưới sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của cây trồng.

Lưu ý về đất trồng phải thoáng, thoát nước tốt. Tỷ lệ 40 đất, 40 trấu, 20 phân hữu cơ… dưới đáy lót xơ dừa.

Hoa hồng cổ
Hoa hồng cổ

Không nên tưới nước thường xuyên hoặc nhiều quá, cây dễ bị thối rễ và chết. Khi nào thấy đấy khô thì bạn mới nên tưới nước. Thời điểm thích hợp để tưới nước cho cây là vào buổi sáng, chiều khi không có nắng gắt, không nên tưới vào đêm vì ẩm, sương cây hoa hồng cổ sẽ dễ sinh bệnh.

Trên đây là một số lưu ý và cách chăm sóc hồng cổ cho các bạn tự trồng cây hoa hồng tại nhà quan tâm.  Cách chăm sóc hồng cổ đúng cách sẽ mang đến cho cây sự phát triển tốt nhất, hạn chế mầm bệnh, thưởng thức những bông hoa tươi ngát mỗi ngày.

Một người thích viết Blog để chia sẻ

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here