Hướng dẫn cách trồng và chăm sóc cây dâu tây

354

Dâu tây loại trái cây quen thuộc được yêu thích của rất nhiều người đem đến giá trị cao. Cách trồng dâu tây và chăm sóc như thế nào để cây sinh trái đỏ chín mọng đang được rất nhiều người quan tâm.

Dưới đây là quy trình trồng và chăm sóc cây dâu tây phát triển thuận lợi nhất.

Các yếu tố chuẩn bị trước khi bắt đầu trồng dâu tây

Trước khi trồng bất kỳ giống cây ăn trái nào bạn cần phải chuẩn bị những thứ cần thiết để trồng được dâu tây. Ví dụ bạn muốn trồng loại dâu tây nào, hạt giống để trồng loại dâu thích hợp phù hợp với điều kiện khí hậu ra sao, cách thức chăm sóc dâu tây như nào…

Lựa chọn giống cây dâu tây

Dâu tây có 2 loại cơ bản là dâu tây mùa hè và dâu tây ra hoa theo mùa. Tuỳ thuộc vào nhu cầu mà lựa chọn loại giống cây dâu tây từ 2 loại trên. Một số giống cây dâu tây đang phổ biến được nhiều người trồng:

Dâu tây quanh năm hoặc lâu năm: loại giống cây này có thể phát triển lên đến hơn 5 năm, nên rất phổ biến đối với những người yêu thích trồng dâu tây. Giống cây dâu tây trồng được quanh năm này sống và phát triển tốt ở những nơi có khí hậu ôn đới hoặc ở trong nhà. Cây dâu tây này cho ra quả quanh năm nên thích hợp để trồng nếu bạn muốn ăn dâu tây 4 mùa.

Giống cây dâu tây thu hoạch theo mùa hè: Loại giống này thường sẽ ra trái sau 2 tháng trồng cây, tùy từng thời điểm mà cây dâu tây sẽ cho ra trái vào đầu mùa hè hoặc giữa mùa hè. Loại dâu tây này thích hợp dùng để làm nguyên liệu nấu ăn hoặc đem đi đông lạnh.

Giống dâu tây ban ngày: Nếu bạn có nhu cầu hái và sử dụng dâu tây thường xuyên thì dâu tây ban ngày sẽ rất thích hợp, tuy sản lượng ít hơn dâu tây quanh năm nhưng bù lại trái đều đặn và có thể trồng quanh năm được.

Dâu tây Alpine: Đây là loại dâu tây có trái khá nhỏ nhưng lại rất thơm, thích hợp dùng để làm mứt tết.

Hạt giống dâu tây
Hạt giống dâu tây

Lựa chọn nơi mua giống dâu tây

Lựa chọn hạt giống dâu tây có thể tìm mua tại hầu hết các trung tâm ươm vườn giống cây uy tín. Mua giống cây dâu tây nên tìm cơ sở uy tín, loại giống tốt để đảm bảo hạt giống nảy nở, cho ra năng suất dâu tây cao, quả dâu tây mọng, ngon.

Lựa chọn loại giống thích hợp bạn có thể đến các nhà vườn trồng dâu tây ở nơi bạn đang sinh sống để biết được điều kiện môi trường đó loại dâu tây có thể sinh sống và phát triển tốt nhất.

Nơi mua giống dâu tây

Cây dâu tây có thể sinh sôi ở nhiều điều kiện khác nhau chỉ cần cung cấp đất và phân bón cần thiết. Cây có thể sinh trưởng được cả trong vườn và thùng chứa. Cách trồng dâu tây khá đơn giản nên tại chung cư cũng có thể làm thùng xốp trồng dâu.

Dưới đây là cách trồng dâu tây ngoài vườn và trồng dâu tây trong chậu, thùng xốp mà các bạn có thể áp dụng được ngay.

Trồng dâu tây ngoài vườn

Trồng dâu tây ngoài vườn cần phải có kỹ thuật trồng đúng cách để dâu tây phát triển nhanh chóng, ra nhiều trái. Cụ thể, khi trồng dâu tây ngoài vườn lưu ý những đặc điểm sau đây:

Lựa chọn trồng đúng thời điểm

Thời điểm trồng dâu tây khá quan trọng, liên quan đến mùa vụ. Tham khảo ngay ý kiến của người bán hoặc thông tin trên bao bì của loại giống cây đó để lựa chọn thời điểm trồng cây cho đúng.

Đối với giống dâu tây mùa hè trồng tốt nhất là vào tháng thứ 2 của mùa hè hoặc nửa tháng cuối mùa hè, đây là thời gian vàng để bạn trồng dâu tây tại vườn nên hãy thật tâm chú ý đến thời điểm trồng giống cây dâu.

Đối với giống dâu tây quanh năm thì lựa chọn trồng vào mùa thu là tốt nhất, cây phát triển khoẻ mạnh, phần rễ chắc chắn hơn là trồng cây vào mùa đông, đặc biệt những nơi có khí hậu ôn hoà như Việt Nam.

Đối với giống cây dâu tây Alpine thời gian trồng cây vào tháng thứ 2 và tháng thứ 3 của mùa xuân là hợp lý nhất.

Trồng dâu tây ở nơi có đủ ánh sáng

Lựa chọn vườn có nắng nhưng cũng không quá gắt để dâu tây có thể phát triển khỏe mạnh và nhanh chóng. Nếu vườn không có ánh sáng nhiều, trồng cây dâu tây trong bóng râm cũng được, tuy nhiên cây sẽ không phát triển mạnh bằng nơi có nắng.

Đào đất trồng đúng cách

Cách trồng dâu tây cho năng suất cao thì đất trồng rất quan trọng. Phần đất canh tác được làm kỹ trước khi gieo trồng cây. Nhổ sạch cỏ phần đất trồng dâu, bổ sung phân bón đầy đủ. Đất trồng giàu dinh dưỡng thì dâu tây sẽ càng phát triển tốt, làm đất kỹ thì quá trình chăm sóc cây sau khi trồng sẽ nhẹ nhàng hơn. Chính vì thế, hãy trộn một lượng thích hợp phân bón hữu cơ đã phân huỷ vào đất. Nếu đất trồng bị chua thì thì bổ sung thêm ¾ cốc đôlomit/ 1 m2 để khử đất chua.

Sau đó, phủ thêm một lớp rơm rạ, lá cây hoặc phân bón lên lớp đất trên cùng khi trồng dâu tây vào xong để giữ cho cây sạch sẽ.

Tiến hành trồng cây con

Dâu tây sau khi mua về từ vườn ươm được bảo quản trong thùng nên bạn hãy lấy nó ra và ngâm phần rễ với nước khoảng 1 giờ để đảm bảo cung cấp đủ độ ẩm cho rễ cây, giảm bớt chấn động khi đem cây từ giá thể trồng xuống đất.

Tiếp theo, đặt cây dâu tây vào lỗ đã đào sẵn dưới đất, phần gốc cây không bị lấp dưới đất, lấp và nén chặt đất nhẹ nhàng và giữ khoảng cách từ 35 – 45cm giữa các cây.

Nếu bạn trồng khu vườn rộng và số lượng nhiều thì giữ khoảng cách từ 50cm mỗi cây để khi cây phát triển lớn, không bị hạn chế không gian phát triển.

 

Cây dâu tây con

Kỹ thuật chăm sóc dâu tây

Trồng xong cây dâu tây trên vườn thì quá trình chăm sóc cây dâu trong giai đoạn phát triển được rất nhiều người quan tâm và lưu ý.

Kỹ thuật chăm sóc dâu tây tốt sẽ cho ra năng suất cao, quả dâu tây chín mọng, đều và ngon.

Hệ thống tưới nước: Vì rễ cây cần đủ nước nên luôn phải tưới nước cho cây thường xuyên. Lưu ý khi tưới nước thì chỉ tưới phần dễ chứ không tưới vào cây hay phần quả. Lượng nước tưới vừa đủ để tránh cây bị ngập úng nước khó thoát vào ban đêm.

Tưới nước cho cây dâu nên tưới vào buổi sáng và chiều khi hết nắng, khi thấy đất khô mới tưới nước.

Bón phân: Sử dụng phân bón lỏng để bón cho cây, không nên dùng các loại phân tan trong nước và chứa hàm lượng ni tơ cao để bón cho cây. Các loại phân bón này thường sẽ khiến cho cây nuôi lá nhiều hơn là nuôi quả.

Sau khi hái trái dâu tây, hãy tiếp tục chăm sóc cây dâu vì cây sẽ tiếp tục cho ra trái nếu được chăm sóc cẩn thận,khoẻ mạnh.

Thu hoạch dâu tây

Quá trình chăm sóc cây dâu tây cần chú ý đến những trái dâu tây màu xanh xuất hiện, lúc này bạn có thể sử dụng lưới dâu tây để bảo vệ. Khi dâu tây chuyển sang màu đỏ thì có thể thu hoạch chúng. Khi hái dâu tây lưu ý kéo nhẹ nhàng trái dâu tây bằng cách uốn cong ngon trỏ và ngón giữa của bạn để tránh làm tổn thương thân cây. Sau khi thu hoạch dâu tây thì cây dâu tây được chăm sóc cẩn thận sẽ cho ra thêm trái tiếp.

Trồng dâu tây trong chậu

Một không gian chật chội hay không có sân vườn để trồng dâu tây thì chậu là lựa chọn không hề tệ. Cách trồng dâu tây trong chậu tiết kiệm được diện tích trong không gian chật hẹp mà năng suất cây trồng cũng không thua kém khi trồng cây dâu tây tại vườn.

Chọn chậu để trồng

Nên lựa chọn các loại chậu có lỗ thoát nước nước để khi tưới nước không bị đọng nước quá nhiều tại gốc cây. 

Lựa chọn đất trồng

Đất trồng cây cây dâu tây rất quan trọng, độ PH từ 5.3 đến 6.5 là vừa đủ. Trộn đất thêm phân hữu cơ hàng tháng để tăng độ màu mỡ cho đất trồng. Nếu chậu không tráng men thì hãy thêm ¼ đất than bùn dưới chậu trước khi cho đất trồng vào, nếu trồng trên giỏ treo thì hãy bôi rêu than bùn lên các cạnh của giỏ treo để tăng khả năng giữ ẩm cho đất.

Tưới nước cho chậu

Trước khi trồng dâu tây vào chậu hãy tưới nước cho đến khi thấy dưới đáy chậu có những giọt nước rỉ ra, sau đó chất thành những ụ đất nhỏ có đường kính từ 7cm, cao 2,5cm để trồng dâu tây vào.

 

Thu hoạch dâu tây

Rễ của dâu tây sau khi đã được ngâm trong nước thì lấy cây ra đặt phần rễ lên đỉnh của ụ đất. Nhẹ nhàng chải phần rễ cây sao cho các gốc cây lan từ phần đỉnh ụ xuống dưới rồi đổ đất vào. Đổ đất chỉ nên đổ ngang cổ rễ chứ không lấp hết.

Cuối cùng khi đã trồng xong dâu tây thì tưới nước bằng bình để tránh nguy cơ ngập úng. Thực hiện tương tự như khi trồng ở vườn, tưới 2 lần/ ngày vào sáng và chiều mát.

Giống như dâu tây trồng ngoài vườn, dâu tây được trồng tại chậu có thể thu hoạch sau 2 tháng chăm sóc. Lúc này có thể hái dâu tây xuống để sử dụng.

Thu hoạch dâu tây

Trồng dâu bằng phương pháp gieo hạt

Dâu tây ngoài ngoài cách trồng bằng cây con phổ biến thì gieo hạt cũng là trường hợp được số ít người áp dụng. Tuy nhiên, gieo hạt dâu tây sẽ có xác suất cây chết nhiều hơn do hạt có thể không được tốt, gieo hạt sẽ khiến cây mọc lên không được đều theo theo đúng luống dãy mình vun trồng.

Bước 1: Tưới nước cho đất để tạo tạo độ ẩm và đất tơi xốp

Bước 2: Tạo những lỗ đất nhỏ khoảng 5mm và cách nhau từ 15cm trở lên. Dùng nhíp kẹp nhẹ hạt giống vào những lỗ đất đó, mỗi lỗ cho 3 hạt.

Bước 3: Phủ đất lên trên, dùng tay nén đất nhẹ nhàng để hạt dễ mọc

Bước 4:  Sau khi hạt đã nảy mầm thì dùng màng bọc thực phẩm để bọc phần đầu cây giữ độ ẩm. Đặt cây ở nơi có ánh sáng, nắng nhẹ. Nếu vào mùa đông thì đưa cây vào giàn tản để tạo hơi ấm cho cây trồng.

Bước 5: Kiểm tra đất hàng ngày, thấy đất khô thì lấy màng bọc thực phẩm ra rồi tưới nước, sau đó lại bọc lại

Bước 6: Khi hạt đã nảy mầm và phát triển thành cây nhỏ, tỉa mỏng cây lại và tỉa đi những cây yếu hơn để tạo không gian cho cây to phát triển.

 

Dâu tây
Dâu tây

Chu kỳ của dâu tây

Bất kỳ loại cây trồng nào đều có chu kỳ mùa vụ, dâu tây cũng vậy. Dâu tây có khá nhiều chu kỳ phát triển trong năm và tuỳ vào mỗi chu kỳ mà ta sẽ có cách chăm sóc dâu tây riêng:

Đầu mùa đông ( từ tháng 11 đến tháng 1): Tiến hành nhổ cỏ dại xung quanh cây và loại bỏ những yếu tố có thể gây bệnh nấm cho cây, hãy kiểm tra xem cây có cần phủ thêm lớp phủ để che chắn cho cây không.

Cuối mùa đông (từ tháng 1 đến tháng 2): Là thời điểm tốt nhất có thể trồng dâu tây, hãy lựa chọn trồng dâu tây trong nhà hoặc trồng dâu tây trong chậu.

Đầu mùa xuân (từ tháng 3 đến tháng 4): Đây là thời gian chăm sóc và bón phân cho cây.

Cuối mùa xuân (cuối tháng 4): Thời tiết tháng này vẫn còn lạnh nên hãy phủ thêm lớp phủ, nếu thời tiết ấm thì bỏ lớp phủ ra để cây lớn và sớm đậu quả. Tại thời điểm này, cần chú ý đến các mầm bệnh phát triển, cần có các biện pháp quan sát tỷ mỉ để khắc phục cây dâu tây khỏi sâu bệnh.

Đầu mùa hè (từ tháng 5 đến tháng 6): Đây là thời gian phát hiện và ngăn chặn các bệnh của cây cũng như ngăn sự phá hoại của các loài chim. Phủ thêm lớp mùn và tưới nước định kỳ cho cây.

Cuối mùa hè ( tháng 7- tháng 8): đây là thời gian cây ra quả, tưới nước và thu hoạch dần những quả chín.

Đầu mùa thu (tháng 9- tháng 10): vào thời gian sau khi đã thu hoạch dâu tây chín thì cây dâu tây vẫn tiếp tục cho ra trái và mùa sau, bón phân và tỉa cành già để cây sống vào mùa đông.

Cuối mùa thu (tháng 10 – tháng 11): Đây là thời điểm mà bạn cần phải chuẩn bị các biện pháp giúp cây sống sót qua mùa đông.

Một số lưu ý khi trồng dâu tây

Cách trồng dâu tây cho ra năng suất cao và quả ngon còn tuỳ thuộc vào giống cây trồng và phương pháp chăm sóc cây trồng.

Trồng cây từ hạt có thể cho ra những trái dâu tây nhỏ và chua hơn là trồng bằng những cây non.

Cách trồng dâu tây

Dâu tây nếu treo trên đất quá lâu sẽ bị thối nên khi trái chín hãy hái ngay xuống.

Trồng dâu tây cần cung cấp đủ ánh sáng mặt trời bằng cách xoay giá thể thường xuyên nến bạn gieo trồng dâu tây trong chậu hoặc là giỏ treo.

Nếu dâu tây bị ngập úng, bị bệnh hoặc bị nấm, xuất hiện các mốc xám, đốm lá và bệnh phấn trắng thì nên loại bỏ những cây dâu bị bệnh này để trồng cây mới, tránh để lây lan sang các cây dâu bên cạnh.

Nếu lá cảu cây có màu xanh nhạt có thể cho ít bã cà phê vào đất để tăng hàm lượng ni tơ lên.

Trên đây là cách trồng dâu tây theo 4 phương pháp mà bạn hoàn toàn có thể áp dụng được để trồng. Dù diện tích đất trồng nhỏ hay rộng, đều có thể trồng được loại quả dâu tây chín ngon để thưởng thức mỗi ngày.

Một người thích viết Blog để chia sẻ

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here