Làm sao để tăng năng suất cho cây chuối lùn

408
Chuối lùn “tuy không cao nhưng vẫn phải ngước nhìn” dễ chăm sóc, canh tác, thời gian thu hoạch quả ngắn ngày lại cho chất lượng tốt, vị ngọt, thơm, vỏ dày, được thị trường ưa chuộng. Trong tương lai, giống chuối mới này sẽ tiếp tục mang lại lợi ích thiết thực giúp tăng thu nhập cho người dân, góp phần ổn định và chuyển dịch cơ cấu cây trồng ở nông thôn. Chính vì vậy, bài viết này sẽ gửi đến bà con kỹ thuật trồng chuối lùn năng suất tăng gấp đôi.

 KỸ THUẬT TRỒNG CHUỐI LÙN NĂNG SUẤT TĂNG GẤP ĐÔI

Chuối lùn

1. Yêu cầu điều kiện sinh trưởng

  • Nhiệt độ: duy trì trong phạm vi từ 25 – 35 độ C. Dưới 10 độ C, cây chuối kém phát triển, cho quả bé. Gặp sương muối, rét đậm rét hại, quả chuối sẽ bị xám lại và khô héo.
  • Lượng nước: Cây chuối cần nhiều nước. Riêng giống chuối tiêu lùn cần duy trì từ 15 – 20 lít nước/ngày, có thể thay đổi theo điều kiện thời tiết.
  • Đất trồng: nên trồng chuối lùn ở đất thị nhẹ đất thịt pha cát, đất phù sa màu mỡ, phù sa ven sông. Với giống chuối lùn, yêu cầu đất cần có đầy đủ các chất khoáng như N, P, K, Ca, Mg. Độ pH từ 4,5 – 8, nhưng lý tưởng hơn cả là từ 6 – 7,5.

2. Chọn giống chuối lùn

Chuối lùn có giống: chuối tiêu lùn, chuối tây Thái lùn, chuối tây lùn Đài Loan, chuối lùn K8.

  • Chuối tiêu lùn: hay còn gọi là chuối già lùn Nam Mỹ, được nhập từ Nam Mỹ. Cây có chiều cao từ 1,2 – 1,8m, thân cây rậm rạp, lá có bề rộng ngang. Thu hoạch sau 3,5 – 4 tháng trổ hoa.
  • Chuối tây Thái lùn: xuất xứ từ Thái Lan, thời gian thu hoạch có thể kéo dài từ 10 – 12 năm, năng suất cao, chịu úng chịu hạn tốt. Thời gian từ khi ra hoa đến khi thu hoạch khoảng 2,5 – 3 tháng. Khi bắt đầu được thu hoạch, cây cao khoảng 1,5m.
  • Chuối lùn K8: Là giống nhập ngoài từ đầu năm 2015, được trồng phổ biến ở Đồng Nai và Đắk Lắk. Cây cao khoảng 1,5 – 1,6m. Có thể thu hoạch sau 15 – 16 tháng trồng, năng suất trung bình 50 – 55kg/buồng.
Cây chuối giống
Cây chuối giống

Nên mua giống ở địa chỉ bán uy tín, có giấy phép kinh doanh đầy đủ.

Khi chọn giống, bà con lưu ý chọn những cây con có từ 6 – 9 lá mầm, chiều cao từ 70 – 90cm.

Chỉ chọn những cây con chắc khỏe, lá xanh tốt, không bị nhiễm sâu bệnh.

Nếu tỉa lấy giống từ cây mẹ thì bà con nên chọn cây thứ 2, thứ 3 ở cây mẹ đã trổ buồng nếu không khi đào giống cây sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng và sai quả ở cây mẹ. Đồng thời khi tách cây cần đào toàn bộ củ và rễ, gọt bỏ rễ trên củ, cắt bớt ⅔ lá xòe sau đó đem cây giống vào chỗ râm mát khoảng 1 – 2 này.

3. Thời vụ và mật độ trồng chuối lùn thích hợp

  • Thời vụ:

Chuối lùn thích hợp trồng quanh năm. Tuy nhiên để đạt năng suất cao, chất lượng quả tốt, bà con nên bắt đầu trồng chuối vào tháng 2 âm lịch. Ngoài ra khi trồng vào thời điểm này, cây sẽ có thu hoạch đúng vào dịp Tết Nguyên Đán, nâng cao giá trị thương phẩm.

  • Mật độ trồng:

Bà con có thể duy trì khoảng cách giữa hàng – cây là 2m x 2,5m hoặc 2,5m x 3m tùy vào tính chất đất và điều kiện ở từng vùng. Khoảng cách trồng ở trên sẽ tương đương với mật độ khoảng 800 – 1000 cây/ha.

4. Hướng dẫn làm đất trồng chuối lùn

Đất trồng cần được cày sâu ít nhất 30cm, bữa 2 lần, nhặt sạch cỏ trên mặt. Tiến hành làm đất trồng chuối lùn trước 1 tháng để phơi ải, diệt sạch hạt cỏ, mầm bệnh gây hại, bón lót cải tạo và tăng độ phì nhiêu cho đất trồng, đặc biệt là đất đã canh tác trước đó.

Trường hợp đất khó thoát nước, bà con cần vun đất lên thành từng luống, có rãnh thoát nước tốt.

Nếu diện tích đất canh tác rộng, nên chia thành từng lô chống cháy vào mùa khô.

Trên nền đất đã cày bừa, bà con đào thành hố trồng có độ sâu từ 40 – 60cm, rộng 1,3 – 1,5m (tùy từng loại đất).

Hố đất trồng chuối
Hố đất trồng chuối

Bón lót: Sử dụng 20 – 30kg phân chuồng ủ hoai mục + 1kg phân NPK + vôi bột (liều lượng này dùng cho 1 hố đã đào) đem trộn với lớp đất mặt để bón lót cho mỗi hố. Sau khi bón thì lấp đất lại.

5. Cách trồng cây chuối lùn đúng kỹ thuật để nâng cao tỉ lệ sống

Lấp thêm đất thịt lên trên mặt hố, cao khoảng 30cm. Ở giữa đào 1 hố đủ rộng để đặt cây con. Lưu ý, cổ của củ chuối sẽ phải nằm ở vị trí sâu khoảng 10cm để đảm bảo  hấp thụ được các dưỡng chất trong đất sinh trưởng tốt.

Đặt cây con thẳng đứng, lấp đất kín gốc, vừa lấp vừa nén để cây không bị đổ. Cần lấp kín trên thân ngâm từ 5 – 6cm.

Một kỹ thuật trồng cây chuối lùn quan trọng bà con không thể bỏ qua đó là dùng đất cục to lèn chặt xung quanh gốc nhưng không sát gốc để cây con không bị đổ, lung lay trong trường hợp có gió bão. Bà con cũng có thể lèn đất theo chiều song song với thân giả nhưng không chạm sát thân.

Cần tưới đẫm nước cho cây ngay sau khi trồng để nhanh bén rễ.

Cách trồng chuối

6. Cách chăm sóc chuối lùn 

  • Xử lý mầm cây:

Từ củ chuối đã trồng sẽ sản sinh nhiều mầm cây con. Các giống chuối khác có thể để 2 – 3 mầm nhưng khi trồng chuối lùn, bà con chỉ nên để 1 mầm duy nhất, tiến hành tỉa bỏ các mầm cây thường xuyên để tạo điều kiện cho thân cây chính hấp thụ chất dinh dưỡng và giảm sâu bệnh.

Khi tỉa, dùng dao cắt nhỏ, sắc, lấy mũi dao nhọn đâm thẳng xuống gốc.

Bà con không nên lấy mầm cây con ở cây mẹ chưa cho buồng vì khi đào củ rễ của cây con sẽ ảnh hưởng rất lớn đến cây mẹ và năng suất cho quả.

Khi thân chính là sai từ 2 – 3 buồng, bà con mới nên dùng mầm cây con đó để đem trồng mới mở rộng diện tích, dần dần thay thế cây già trước đó.

  • Trồng dặm

Trồng dặm là kỹ thuật trồng chuối già lùn quan trọng. Sau khi trồng chuối khoảng 1 tháng, nếu cây có biểu hiện phát triển kém, thân cây còi cọc, lá héo rũ hoặc chết thì bà con cần tiến hành trồng bổ sung để cây phát  triển đồng đều với vườn trồng trước đó.

Ngoài ra, bà con cũng có thể áp dụng phương pháp dùng dao cắt ngang thân, cách gốc 20 – 30cm để lá non và rễ mọc lại.

 

  • Bón phân

Quy trình bón phân cho chuối lùn được chia làm 2 giai đoạn:

– Bón lót: Tiến hành bón lót trong quá trình đào hố trồng với liều lượng phân như ở trên.

– Bón thúc: Chăm sóc định kỳ để cây ra hoa, kết buồng.

Năm đầu tiên, đào rãnh hoặc hào 4 gốc xung quanh gốc cây theo chiều phát triển của tán để bón, sau khi bón xong thì lấp đất lại, tưới nước giữ ẩm cho cây. Chia làm 3 lần bón thúc vào 3 thời điểm khác nhau. Liều lượng và thời điểm bón như sau:

  Lần bón Thời điểm bón Lượng phân bón cho 1 gốc chuối
Lần 1      1,5 – 2 tháng rưỡi sau khi trồng 500g NPK 12 – 8 – 12
Lần 2 Sau khi trồng 3 – 4 tháng       100g đạm ure + 500g lân nung nóng chảy + 600g Kali sunfat
Lần 3 Sau khi trổ buồng 1 tháng 200g đạm ure + 500g lân nung nóng chảy + 600g Kali sunfat

 

Từ năm thứ hai, đào 4 hốc xung quanh gốc, theo chiêu phát triển của tán, sâu 10 – 15cm, xa gốc 1,5 – 1,7m, sau khi bón phân thì lấp đất lại và tưới nước. Cũng chia làm 3 lần bón với liều lượng phân như sau:

  Lần bón Thời điểm bón Lượng phân bón cho 1 gốc chuối
Lần 1 Sau thu hoạch    100g Urê + 500g lân nung chảy + 600g K2SO4 + 10 – 15kg phân chuồng ủ hoai mục
Lần 2 3 tháng sau lần bón đầu tiên 100g Urê + 500g lân nung chảy + 600g kali sunfat + 20g Hợp Trí Super Humic/ buội
Lần 3    2 – 3 tháng sau lần bón thứ 2 100g Urê + 500g lân nung chảy + 600g kali sunfat + 20g Hợp Trí Super Humic/ buội

Ngoài bón phân hóa học, bà con có thể nuôi trùn quế trong khay nhựa, tận dụng thức ăn thừa trong nhà bếp và phân chuồng. Phân trùn quế thu được đem bón lót cho cây chuối vừa tiết kiệm lại rất hiệu quả trong quá trình cải tạo đất, cung cấp dưỡng chất cho đất nghèo nàn, cằn cỗi.

Bà con bón phân kết hợp với phun bón lá để cung cấp các chất khoáng đa – trung – vi lượng cho cây phát triển tốt, chống chịu sâu bệnh hại, sai quả năng suất và chất lượng.

  • Sau khi trồng khoảng 1  – 1,5 tháng: bà con sử dụng  Hydrophos Zn liều lượng 500ml trên 200 lít nước sạch phun 1 – 2 lần để chống nghẹt rễ, giúp rễ cây phát triển nhanh.
  • Sau khi trổ bắp 1 tháng: Sử dụng HydroPhos Zn + Hợp Trí HK 7.5.44 TE với liều lượng 500ml + 500g cho 200 lít nước sạch để phun kích thích cây chuối lùn trổ buồng sớm hơn, ra nhiều hoa, hoa to.
  • Sau khi cắt bắp 2 – 3 tuần: Sử dụng  Seniphos với liều lượng 500ml dùng cho 200 lít nước sạch hoặc dùng Hợp Trí CaSi liều lượng 250ml cho 200 lít nước sạch để kích thích hoa mau ra quả, quả chắc thịt, lớn đều, lớn nhanh.
  • Trước khi thu hoạch quả từ 1 – 2 tháng: Bà con sử dụng thuốc Hợp Trí HK 7.5.44 TE để phun 2 lần giúp cây cho trái ngọt, vỏ dày, chống rạn nứt.

Mỗi lần bón phân kết hợp với xới đất, làm cỏ, vun gốc. Có thể lấy thêm đất bùn ao để đắp vào gốc cây.

  • Tưới nước 

Cây chuối cần rất nhiều nước, đặc biệt là thời điểm ra hoa, nuôi quả. 3 tháng đầu mới trồng, bà con duy trì tưới 1 ngày/lần.Thời điểm trưởng thành có thể tưới 2 lần/ tuần tùy vào điều kiện thời tiết cụ thể. Bà con có thể thiết kế hệ thống ưới nhỏ giọt để tiết kiệm nước.

 

  • Cắt tỉa 

Thường xuyên tỉa lá già, lá héo, lá sâu bệnh để vườn trồng thông thoáng, giúp lá quang hợp tốt, cây phát triển khỏe mạnh, tăng sức đề kháng chống chịu sâu bệnh.

 

Tiến hành tỉa bắp và tỉa quả cho cây. Khống chế cho 1 buồng khoảng 10 – 13 nải để quả lớn đều hơn, năng suất cao.

Tiến hành tỉa buồng vào buổi chiều mát, thời tiết không mưa gió để  tránh làm cây bị mất nhựa. Sau khi cắt xong, tốt nhất bà con nên dùng tro sạch để bôi vào vết cắt để mau khô lành, không bị chảy nhựa.

  • Làm cây chống buồng chuối 

Thân cây chuối khá giòn lại nhiều nước nên khi buồng chuối lớn, bà con cần làm cây chống để giữ buồng.

Tiến hành làm cây chống buồng chuối khi ra buồng 1 tháng.

Dùng 2 cột tre hoặc gỗ chắc khỏe bắt chéo nhau ở trên đầu sau đó dùng thép buộc chặt thành hình chữ V ngược.

Tiếp tục buộc 1 thanh gỗ/tre nằm ngang nối các cọc chữ V lại, đem chống vào từng buồng chuối.

7. Phòng trừ sâu bệnh hại cây chuối lùn

Chuối lùn là giống chuối mới có khả năng chống chịu sâu bệnh khá tốt. Tuy nhiên trong quá trình trồng, giống chuối mày cũng dễ bị sâu bệnh hại.

Tên sâu bệnh gây hại Biểu hiện Phòng trừ
Bệnh héo rũ Panama Lá già bị vàng sau đó lan dần sang lá non khiến cho lá bị vàng từ bìa vào gân lá, hẽo rũ. Bệnh phát triển mạnh dẫn đến chết cây Cây bị chết phải đào gốc đem tiêu hủy. Tiến hành rải vôi xung quanh vườn.

Ngừng canh tác, phơi ải từ 2 – 6 tháng để diệt mầm bệnh. Lá già bị vàng sau đó lan dần sang lá non khiến cho lá bị vàng từ bìa vào gân lá, hẽo rũ. Bệnh phát triển mạnh dẫn đến chết cây

Dùng thuốc khử trùng cho cây chuối non trước khi trồng: Metalaxyl (Ridomil), Benomyl 95% …

Bệnh thán thư (đốm trứng quốc) Gây vết chấm đen trên vỏ quả ảnh hưởng đến mẫu mã Vệ sinh vườn

Dùng thuốc diệt nấm theo khuyến cáo

Sâu đục củ Sâu đục bên trong củ nên khó phát hiện. Nếu cây non trong vườn có biểu hiện mọc chậm, yếu ớt mà không có dấu hiệu gì khác thì chúng bị sâu đục củ Sát trùng cho cây con, đem nhúng vào dung dịch thuốc trừ sâu như như Carbaryl 99% (Sevin), Diazinon 95% (Basudin), Etofenprox 96%… nồng độ 0,2% trước khi trồng.
Rầy mềm Chích hút lá non, quả non, cây con đặc biệt là gốc chuối Dùng thuốc Methidathion 96% (Supracide) phun vào thân lá. Vệ sinh vườn. Diệt trừ kiến. Tách bỏ bẹ chuối già, khô.
Sâu đục thân Sâu đục bên trong thân giả, gây ra hàng đục dài có thể làm chết cây Vệ sinh vườn trồng. Sử dụng thuốc Diazinon 95% (Basudin) rắc cách gốc 0,5 – 1 m.
Bệnh do tuyến trùng gây ra Tuyến trùng sưng rễ, tuyến trùng đục rễ Sử dụng thuốc  Carbosan 25EC (500ml/ 200 lít, 3-4 lít/ gốc)

8. Thu hoạch cây chuối lùn

Chuối lùn có thời gian thu hoạch ngắn. Trồng vào tháng 2 âm lịch sẽ cho thu hoạch vào đúng dịp Tết nguyên đán.

Tiến hành thu quả khi chuối chín đạt 85  -90%, vỏ có màu xanh thẫm tự nhiên, quả chuối tròn đều, không bị sâu bệnh, méo mó, thịt có màu trắng ngà hoặc vàng ngà.

 

Giống chuối xiêm lùn có chiều cao hạn chế nên dễ thu hoạch, tuy nhiên bà con vẫn nên dùng thang, cắt cả buồng, đặt nhẹ nhàng tránh làm quả bị dập, sây sát.

Sau khi cắt buồng chuối thì đem về nhà dựng ngược ở nơi thoáng mát để chảy bớt nhựa và xuất bán.

Kỹ thuật trồng chuối lùn đơn giản, quy trình chăm sóc nhàn, không tốn nhiều thời gian nhưng lại cho năng suất vượt trội, thu hoạch đúng dịp cuối năm nên có giá trị kinh tế cao.

Một người thích viết Blog để chia sẻ

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here