Ý nghĩa phong thuỷ và cách trồng cây lưỡi hổ hiệu quả

422

Cây lưỡi hổ là loại cây thường được trang trí trong nhà nhưng không phải ai cũng hiểu rõ điều này. Để cuộc sống thêm xanh, và muôn màu thú vị thì cây xanh là vật trang trí không thể thiếu được. Lưỡi hổ là một trong số ođs, vốn là loại cây mang đến ý nghĩa phong thuỷ tốt lành như có thể trừ tà, xua đuổi ma quỷ, chống lại những điều xui xẻo và giúp gia chủ phát tài, phát lộc, nhưng bạn lại chưa biết cách trồng cây lưỡi hổ hiệu quả. Đặc biệt là giúp cho cây luôn xanh tươi, kể cả bạn đặt nó ở trong không gian chật hẹp.

Ý nghĩa phong thuỷ khi trồng cây lưỡi hổ

Trong phong thuỷ, cây lưỡi hổ mang nhiều ý nghĩa thiêng liêng và được nhiều người truyền tai nhau mách bảo. Tác dụng tốt trong việc trừ tà, xua đuổi ma quỷ và chống lại những điều không may mắn trong cuộc sống.

Lá cây mọc thẳng đứng thể hiện sự quyết đoán, nhất quán và ý chí tiến lên của con người.Với dáng vẻ uy nghi từ thân đến ngọn của cây đều toát lên vẻ uy quyền, danh giá.

Hoa lưỡi hổ mang đến vẻ đẹp kiêu sa với ý nghĩa phong thuỷ cực lớn. Theo quan niệm, người trồng cây lưỡi hổ chăm sóc được đến khi cây ra hoa thì may mắn cả năm, cuộc sống viên mãn, thuận lợi đủ bề trong công việc, tài chính.

Đối với các nhà khoa học phương Đông như Nhật Bản, Trung Quốc, cây lưỡi hổ có dạng đầu nhọn còn tượng trưng cho sức mạnh chiến binh, sư tử tránh khỏi những điều xấu xa trong cuộc sống.

Để cây phát huy được hết tác dụng trong phong thuỷ, ta nên tìm đặt vị trí phù hợp cho cây. Với vị trí tốt sẽ giúp gia chủ có nhiều may mắn, thuận lợi hơn trong công việc và cuộc sống. 

Với những ý nghĩa trên, cây lưỡi hổ sẽ là một món quà rất có ý nghĩa, đem đến cho bạn bè, người thân những điều may mắn nhất trong các dịp tân gia hay lễ, tết.

Cây lưỡi hổ có ý nghĩa phong thủy tốt, nên đặt cây gần lối ra vào của tòa nhà, văn phòng, chung cư, cửa nhà với mục đích cho phép tám đức tính quý giá đi vào trước theo phong thủy.

Cây lưỡi hổ
Cây lưỡi hổ

Cách nhân giống lưỡi hổ

Một trong cách trồng cây lưỡi hổ hiệu quả đó là nhân giống lưỡi hổ. Bằng phương pháp nhân giống này, gia chủ đã có thể tạo ra một cây lưỡi hổ mới đơn giản, tương đối dễ làm. Hiện nay có 3 cách nhân giống lưỡi hổ phổ biến là: Nhân giống lưỡi hổ bằng cách giâm trong nước, nhân gống lưỡi hổ bằng cách giâm lá trong đất và nhân giống cây lưỡi hổ bằng cách phân chia thân rễ. Trong đó phương pháp tách thân rễ được áp dụng rộng rãi và dễ thực hiện nhất nên được nhiều gia chủ áp dụng thành công.

Chuẩn bị đất

Chuẩn bị một chậu đất mềm, xốp, để chuẩn bị tách thân rễ cây lưỡi hổ sang. Đất trồng nên chọn loại đất có nhiều giá trị dinh dưỡng, có thể bón thêm phân vi sinh vào đất để đất được tơi xốp nhất.

Chọn loại chậu to, rộng và dễ dàng thoát nước để tránh cây bị ngập úng nước.

Tách bụi, giâm cành

Lựa chọn những cây con càng lớn thì tỷ lệ sống sót càng cao và khả năng hồi phục càng nhanh cho cây mẹ được tách. Đối với những cây lưỡi hổ lá dài mọc cao, có thể tiến hành cây con lớn bằng ⅓ cây mẹ để tách. Còn với dòng cây lưỡi hổ lùn thì đợi khi cây con gần bằng cây mẹ là tiến hành tách cây được. 

Bắt đầu bằng cách gỡ toàn bộ lưỡi cây hổ ra khỏi chậu cây.

Rũ bớt đất cũ để lộ ra “dây rốn” của cây con nối với cây mẹ

Dùng dao sắc hoặc dụng cụ cắt tỉa để bỏ phần rễ bị dính chặt. Nhằm mục đích tạo ra các cây con có ít nhất 3 lá và rễ đi kèm

Trồng từng cây con vào một chậu có chứa đầy đủ hỗ hợp đất trồng cây chuyên dụng

Tưới nước kỹ cho các chậu cây, để chúng thoát nước thật kỹ.

Đặt chậu cây mới trồng ở nơi có ánh sáng gián tiếp nhưng sáng. Tưới nước khi thấy đất khô lúc chạm vào.

Nhân giống cây xấu hổ
Nhân giống cây xấu hổ

Chăm sóc cây lưỡi hổ đúng cách

Quá trình chăm sóc cây lưỡi hổ cần dựa vào nhiều yếu tố như ánh sáng, nhiệt độ, đất, tưới tiêu và phân bón… Cách trồng cây lưỡi hổ hiệu quả cho cây ngày càng xanh tốt và tưới mát thì đừng quên lưu ý khi chăm sóc cây lưỡi hổ:

Nhiệt độ

Cây lưỡi hổ có thể sống tốt ở môi trường điều kiện nhiệt độ từ 18 đến 30 độ C. Trong khoảng nhiệt độ này,cây sẽ phát triển khoẻ mạnh và xanh tốt. Nếu nhiệt độ thấp hơn 13 độ C thì cây có thể chậm phát triển và chết cây. Vì thế, khi trồng lưỡi hổ nên lưu ý yếu tố nhiệt độ, tránh để cây bị sốc nhiệt.

Ánh sáng – vị trí trồng lưỡi hổ

Lưỡi hổ là loại cây ưa ánh sáng, chúng phát triển thuận lợi trong môi trường ánh sáng gián tiếp. Tuy nhiên, cây lại có khả năng thích nghi cao. Vì thế, lưỡi hổ có thể sinh trưởng dưới ánh sáng trực tiếp hoặc nơi bóng râm thiếu ánh sáng.

Cách tưới nước cho cây lưỡi hổ

Cây lưỡi hổ không có nhu cầu cao về nước. Bạn chỉ nên tưới nước khi thấy phần giá thể trên bề mặt đã khô hoàn toàn hoặc nhấc chậu lên thấy nhẹ. Nếu trồng lưỡi hổ trong nhà, trung bình chỉ cần tưới 1 tuần/1 lần.

Tưới nước cho cây lưỡi hổ
Tưới nước cho cây lưỡi hổ

Phân bón

Cây lưỡi hổ thuộc nhóm cây không cần quá nhiều phân bón. Bạn nên bón phân 1 tháng 1 lần bằng phân bón cân bằng dinh dưỡng như NPK 10-10-10. Gia chủ cũng có thể sử dụng phân chuồng hoặc phân dạng viên để bón cho cây. Tránh bón phân vào mùa lạnh hoặc khi thời tiết quá nóng sẽ làm ảnh hưởng đến sự phát triển của cây.

Phòng trừ sâu bệnh cho cây lưỡi hổ

Lưỡi hổ rất ít khi gặp các vấn đề về côn trùng như rệp, nhện đỏ, bọ trĩ hơn các loài cây khác. Tuy nhiên cây lại dễ bị nhiễm các bệnh khác như nấm và vi khuẩn như đốm lá, thán thư hay úng rễ…

Để phòng ngừa bệnh, hãy luôn giữ cho giá thể và môi trường trồng lưỡi hổ thông thoáng. Sử dụng các loại thuốc phòng trừ sâu bệnh theo hướng dẫn của người bán.

Trên đây là cách trồng cây lưỡi hổ hiệu quả tại nhà mà gia chủ có thể tham khảo trước khi trồng cây. Lưỡi hổ mang đến nhiều vận may tài lộc, thu hút tiền tại, xua đuổi tà khí nên rất được nhiều gia đình, công ty lựa chọn làm cây cảnh trang trí.

Một người thích viết Blog để chia sẻ

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here